Thiết kế và phát triển Supermarine Attacker

Attacker được phát triển từ một dự án tiêm kích phản lực của Không quân Hoàng gia (RAF), dưới đặc tả kỹ thuật E.10 của Bộ không quân năm 1944 (E là từ viết tắt của 'thử nghiệm'). Thiết kế của Attacker sử dụng cánh thẳng dòng chảy tầng của Supermarine Spiteful, một loại tiêm kích động cơ piston dự định để thay thế cho Supermarine Spitfire, thiết kế ban đầu của Attacker được gọi là "Jet Spiteful".[2] Dự án có mục đích cung cấp một loại tiêm kích tạm thời cho RAF trong khi loại máy bay khác là Gloster E.1/44 sử dụng động cơ Nene cũng đang được phát triển. Một đơn đặt hàng cho 3 mẫu thử đã được ký vào ngày 30/8/1944,[3] đơn đặt hàng thứ hai và thứ ba là cho hải quân. Một đơn đặt hàng cho thêm 24 chiếc tiền sản xuất, trong đó 6 chiếc cho RAF và 18 chiếc còn lại cho Không quân Hải quân đã được ký vào ngày 7/7/1945.[4][5]

Việc xử lý các vấn đề với nguyên mẫu Spiteful đã làm trì hoãn tiến độ trên phiên bản lắp động cơ phản lực, dẫn tới đơn đặt hàng 24 chiếc tiền sản xuất bị ngừng lại, dù công việc trên 3 mẫu thử vẫn được tiếp tục. Không quân Hải quân đã quay ra mua 18 chiếc de Havilland Vampire Mk 20, nhằm đạt được kinh nghiệm vận hành máy bay timee kích.[6][7] RAF từ chối cả hai mẫu thiết kế vì các thiết kế này không mang lại lợi thế vận hành có thể quan sát được so với loại Gloster Meteorde Havilland Vampire, đây là hai loại tiêm kích phản lực đầu tiên của RAF.[8] Supermarine đã đưa ra một phiên bản hải quân của dự án cho Bộ hải quân. Mẫu thử Type 392 có số thứ tự TS409 phiên bản mặt đất bay thử lần đầu ngày 27/7/1946 do phi công thử nghiệm Jeffrey Quill điều khiển.[9]

Attacker có một số thiếu sót khiến nó nhanh chóng bị thay thế. Đầu tiên là máy bay vẫn giữ lại bánh đáp ở đuôi có từ Spiteful (do chừng mực của việc trang bị lại được yêu cầu làm thay đổi cánh của Spiteful), mà không phải là bánh đáp ở mũi, vì vậy những chiếc Attacker khó hạ cánh hơn trên tàu sân bay. Độ cao đuôi cũng bằng Spireful, điều này có nghĩa khi máy bay hoạt động ở các sân bay cỏ, ống xả phản lực tạo ra một đường rạch dài trên mặt đất mà "3 người cũng có thể nằm vừa".[10]

Mẫu thử hải quân đầu tiên có tên mã Type 398 TS413 bay ngày 17/6/1947, do phi công thử nghiệm Mike Lithgow điều khiển,[11] chuyến bay này diễn ra sau chuyến bay đầu tiên của Meteor 3 năm. Đơn đặt hàng cho FAA được ký vào tháng 11/1949. Sản phẩm đầu tiên là phiên bản F 1 vào năm 1950, đưa vào trang bị của FAA tháng 8/1951 thuộc Phi đội Hải quân 800. Vũ khí của F 1 gồm 4 khẩu pháo 20 mm (.79 in) Hispano Mk V, 125 viên đạn mỗi khẩu. Nó được trang bị một động cơ phản lực Rolls-Royce Nene Mk 101.